Ngoài những di tích nguy nga, tráng lệ của nền văn minh La Mã cổ đại hay lối chơi hào hoa của những danh thủ bóng đá hàng đầu thế giới, sức quyến rũ của đất nước hình chiếc ủng còn nằm ở nghệ thuật ẩm thực cực kỳ đa dạng và tinh tế.
“Tháng 9 đôi mươi, tháng mười mùng 5” - câu ca nhắc người Hà Nội tìm ăn chả rươi - món ăn đặc trưng thu xứ Bắc đã thành "thông lệ, đến mùa mà không được ăn thì như là một người đàn bà đẹp đã để phí mất tuổi hoa, sau này sẽ nặng một niềm tiếc nhớ” (tùy bút Vũ Bằng)...\
Là một trong 140 hòn đảo ở vùng biển đảo Kiên Giang, Hòn Tre còn có tên là Hòn Rùa. Đến với Hòn Tre, du khách không những tham quan, nghỉ dưỡng, cắm trại, chèo thuyền, câu cá, tắm biển mà còn để thưởng thức nhiều món ngon vật lạ mang tính đặc thù của một vùng biển đảo Tây Nam như đa dạng các loài hải sản và động – thực vật, trong đó có những món ăn nhớ đời, độc đáo nhất là món nhộng ve chiên giòn.
Ở Quảng Nam, người Ve (thuộc một nhóm tộc người Giẻ Triêng) có địa bàn cư trú lâu đời ở các xã biên giới Đắc P’ree và Đắc Pring, huyện Nam Giang. Trong văn hóa ẩm thực, người Ve có rất nhiều món ngon, lạ, hấp dẫn như: m’nhó (thịt ủ chua), zară (thịt thọc nhuyễn), láp…
Thu về mang theo những cơn gió heo may mát lạnh, mang theo hương lúa trổ đòng và cả món cháo bí đỏ đặc quánh mẹ thường nấu.
Hàng năm, vào mùa mưa, khi nước trên đồng đã ngập xâm xấp mắt cá chân thì các loài ếch, nhái, cua, cá, ốc… lại xuất đầu lộ diện tìm mồi và duy trì nòi giống.
Một nước có văn hóa đa dạng và một nền ẩm thực phong phú.
Đến Côn Đảo vào những ngày thu mà được theo các ngư dân ra khơi xa câu mực đêm là điều thú vị nhất. Ra khơi, ngắm biển trời, câu mực và thưởng thức ngay trên thuyền là những cảm nhận vô cùng mới mẻ.
Đó là món ăn dân dã của dân chài xứ Huế, nay đã trở thành đặc sản đầy hương vị của ẩm thực Huế và Việt Nam. Cơm hến trở thành món ăn của người giàu, xuất hiện tại các nhà hàng lớn không chỉ riêng ở Huế…
Đến Hà Tĩnh, du khách khó “cưỡng lại” sự hấp dẫn của bánh đa vừng đen (mè đen). Loại bánh này từng là quà vặt dành cho trẻ con dần dần trở thành đặc sản của vùng quê miền Trung này. Những chiếc bánh tròn, xinh như chiếc lá sen, dày hơn so với các loại bánh tráng ở miền Nam hay miền Bắc.
Nhớ hồi mới từ Cà Mau tập kết ra Bắc, một hôm, tôi phát hiện bà chủ nhà nơi chúng tôi đóng quân đã bỏ hết bộ lòng của con cá chuối (cá lóc). Tôi tiếc rẻ nói: “Ở quê tôi, cá này mà mất bộ lòng thì bị coi như giảm từ 50-80% giá trị”. Bà ngỡ tôi nói đùa đã nói thêm: “Con cá chuối có thể nuốt cả con nhái to, dạ dày nó bẩn lắm”. Tôi vẫn đeo đẳng: “Bà ơi, ta cứ móc moi, rửa kỹ dạ dày nó”. Bà nói: “Nhưng chủ yếu phải bỏ là vì mật nó đắng làm hỏng cả nồi cá đấy”. Tôi vẫn kiên trì: “Cá chép, cá mè mật mới đắng nghét phải bỏ, còn mật cá chuối, cá bông, cá bống kèo có vị đắng thanh, nuốt vô khỏi cổ, nó để lại vị ngọt. Trong quê tôi, người ta dùng mật con cá bông để ướp thịt của chính nó để có mùi thơm và chống dị ứng cho người hay bị ngứa”. Bá lắc đầu, cười nói: “Ngoài này chưa có ai ăn như thế”. Hóa ra chuyện bỏ bộ lòng cá lóc là cách ăn của cả miền Bắc.
Từ Vĩnh Long, đi xe hay đò đều đến được thị trấn Trà Ôn nằm ở ngã ba sông. Thời nay, ít người còn biết Trà Ôn một thuở nổi danh nhờ cá cháy.
Cơn mưa chiều ào tới má vẫn còn bước thấp bước cao ở ngoài đồng ruộng. Về đến nhà, nụ cười tươi còn vương những giọt nước mưa, má bảo: “Ngày mai nhà mình được ăn một bữa nấm rơm ra trò rồi đấy”.
Quê tôi ở vùng đất Tây nguyên nhiều đồi núi cũng lắm sông suối. Khí hậu chỉ hai mùa mưa nắng, một năm hai vụ lúa, còn lại là mùa nước lũ cá tôm rất nhiều. Bên cạnh những món ngon từ sông nước như tôm, cá, ốc, hến... phải kể đến bông súng.
Để tạo nên linh hồn cho những món ăn tinh tế, người đầu bếp Việt không thể quên sự góp mặt của nhiều loại gia vị độc đáo. Điều thú vị là mỗi vùng miền đều có những loại gia vị riêng biệt, như một cách giúp thực khách phân biệt được vị ngon “không đụng hàng” ở từng nơi.
Ai đã từng "làm quen" với nghệ thuật ẩm thực của người Malaysia và người Singapore, hẳn là khó quên món mì Laksa – một món ăn quốc hồn quốc túy của hai nước Đông Nam Á này.
Cho đến thời điểm này, dù trên thị trường đã có nhiều nhãn hiệu cùng tham gia sản xuất phở ăn liền như Bích Chi, Acecook, Miliket… nhưng bán chạy (với số lượng lên đến hơn 6 triệu gói mỗi tháng) và được trưng bày nhiều ở các hệ thống siêu thị, cửa hàng lại là phở ăn liền Vifon.
Mùa này, khi những cơn mưa cuối hạ xuất hiện cũng là lúc ngư dân vùng biển quê tôi vào vụ đánh bắt cá khoai. Trong tiết trời mát mẻ, bưng bát cơm dẻo thơm mùi gạo mới xì xụp canh cá khoai nấu me đất nóng hổi thì thật là tuyệt.
Có một món ăn hết sức “Phan Thiết” và vô cùng hấp dẫn là món gỏi cá mai thì chắc không phải ai cũng đã được thưởng thức.
Cuối tuần, thay vì đi ăn nhà hàng, gia đình bạn hãy dạo chơi phố cổ, vào quán “Quà quê” thưởng thức các loại bánh dân dã - món ăn mộc mạc vừa rẻ, vừa ngon của người Hà Nội.
Bạn có tin rằng ẩm thực Hàn ngon nhất là trên những chiếc xe đẩy Pojangmacha tại Seoul? Với dân số hơn 10 triệu người, chưa kể đến hàng ngàn khách du
lịch đến đây mỗi năm, Seoul có vô số nhà hàng truyền thống lẫn
hiện đại phục vụ 24/7. Thế nhưng người dân Seoul lại khẳng
định rằng: ẩm thực Hàn ngon nhất là trên những chiếc xe đẩy
Pojangmacha có mặt khắp các nẻo đường của thành phố Seoul.